Hưởng Ứng Tuần Lễ Làm Mẹ An Toàn Năm 2024
30-10-2024 09:17 am
Trẻ sơ sinh ở những tháng đầu tiên còn rất non nớt nên cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Với những ai lần đầu làm mẹ, công việc càng trở nên khó khăn. Cùng Meonuoicon.com tham khảo cách nuôi trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu nhé!
Để biết cách nuôi trẻ sơ sinh đúng chuẩn, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ cần biết nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ cũng như những vấn đề bé cưng có thể gặp trong giai đoạn này.
Cách nuôi trẻ sơ sinh đúng trong 3 tháng đầu
Giấc ngủ của bé
Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng. Thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17-20 tiếng/ ngày để đảm bảo cho sự phát triển trong giai đoạn này. Khoảng thời gian này, cách nuôi trẻ sơ sinh tốt nhất là để bé mặc trang phục thoải mái, người luôn khô ráo và để bé trong không gian yên tĩnh để đảm bảo giấc ngủ.
Đối với các trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ có giấc ngủ ngắn hơn những trẻ bú bình vì chúng rất mau đói. Mặc dù trẻ ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, tăng cân tốt và chơi đùa vui vẻ, không quấy khóc, mẹ không cần quá lo. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuất hiện các biểu hiện: Lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi và rụng tóc, mẹ nên lưu ý. Rất có thể trẻ bị thiếu vitamin D.
Hiểu con trong từng tiếng khóc
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định làm trẻ rất hay giật mình và khóc. Hơn 50% trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc. Hơn nữa, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ cảm xúc và các nhu cầu thiết yếu như: đói, khát, tã bị ướt, quần áo quá dầy hoặc trẻ nằm hoài một tư thế nên cảm thấy khó chịu.
Khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp. Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện như của người lớn nên khóc là một vận động làm tăng cường hoạt động của các cơ, đồng thời giúp phổi được mở rộng.
Khi khóc, trẻ sẽ kèm theo các cử động đập tay, đập chân. Các vận động này giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể và tự bản thân trẻ sẽ điều chỉnh thân nhiệt.
Những ngày đầu tiên mẹ có thể sẽ bối rối khi trẻ thường hay quấy khóc. Nhưng mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe tiếng khóc của con, dần dần mẹ sẽ hiểu được con muốn nói gì qua tiếng khóc.
Trẻ sơ sinh thường xuyên nhảy mũi
Mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ và dễ nhạy cảm nên chỉ cần một ít bụi trong không khí. Thậm chí, một tí nước mũi cũng có thể làm trẻ hắt hơi. Bên cạnh đó, trẻ vừa thay đổi môi trường sống từ trong dạ con của mẹ ra bên ngoài nên trẻ hay nhảy mũi do một số xung huyết trong cơ thể.
Trong 3 tháng đầu, 1 ngày trẻ có thể nhảy mũi 5-7 lần không kèm theo các triệu chứng của cảm cúm như: Chảy mũi nước, ho, nóng đầu…,trẻ hoàn toàn không sao nhé, mẹ đừng quá lo lắng.
Tiêu hóa của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng và dạ dày trẻ nằm ngang, cơ thắt tâm vị còn yếu. Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, nhất là trong những tuần đầu sau sinh. Để giảm bớt tình trạng này mẹ cần chia nhỏ nhiều bữa bú trong ngày.
Nếu trẻ bú mẹ, thời gian bú nên ngắn lại. Đối với trẻ bú bình, mẹ chỉ nên cho bé bú từ 30-45ml cho mỗi lần bú và tăng số cữ bú lên có thể cách nhau từ 1-1,5 tiếng. Đó là cách nuôi trẻ sơ sinh tốt nhất
Bên cạnh đó còn có một lưu ý nhỏ: Khi trẻ mới bú xong, mẹ nên bế trẻ từ 15 đến 20 phút rồi mới đặt trẻ nằm xuống. Khi bú bình sao cho sữa ngập núm vú bình để trẻ không nuốt không khí vào dạ dày dẫn đến nấc cục.
Chăm sóc trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu, mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày nhiều rau, đu đủ chín, uống nước rau má hoặc nước dừa tươi. Một ngày mẹ cần cung cấp cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước, tính luôn cả nước lọc và các loại nước trái cây khác.
Đa phần trẻ bú mẹ trong 3 tháng đầu thường đi ị một ngày 1-3 lần và trẻ bú bình bao giờ cũng dễ bị táo bón hơn bú mẹ.
Với trẻ bú bình, trong khi cho trẻ bú mẹ có thể massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ 3 đến 5 phút, ngày 2-3 lần cho trẻ dễ đi hơn. Không nên để trẻ cả tuần mới đi ị một lần vì bụng trẻ lúc này tiêu hóa khó khăn, khó ngủ và rất khó chịu.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về cách nuôi trẻ sơ sinh một cách dễ dàng và đơn giản trong 3 tháng đầu đời. Tham khảo và thực hiện ngay, mẹ nhé!
Nguồn: Tạp chí bầu
30-10-2024 09:17 am
22-11-2022 02:04 pm
26-10-2020 03:14 pm
15-08-2020 09:50 pm
15-08-2020 09:48 pm
15-08-2020 09:47 pm
15-08-2020 09:45 pm
15-08-2020 09:44 pm